...CHEMWINDOW...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thí nghiệm vui!

Go down

Thí nghiệm vui! Empty Thí nghiệm vui!

Bài gửi by echxanh Mon Feb 21, 2011 12:05 pm

Cháy trong lòng chất lỏng

+ Tiến hành:
Lấy vào ống nghiệm sạch 3ml cồn rồi rót nhẹ theo thành ống nghiệm 3ml đậm đặc. Hỗn hợp chia thành 2 lớp: lớp dưới là axit, lớp trên là dd cồn. Rắc từ từ, từng ít một những hạt thuốc tím vào hỗn hợp.

+ Hiện tượng:
Khoảng nửa phút sau, các tia lửa loé sáng trong lòng chất lỏng như sao sa và có những tiếng nổ lách tách khá lâu. Khi phản ứng ngừng, ta lại rắc thêm các hạt thuốc tím vào tiếp và phản ứng lại tiếp tục.

+ Giải thích:
Khi các hạt thuốc tím rơi vào dd cồn, tới lớp H_2SO_4 sẽ có phản ứng và oxi được giải phóng. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có oxi mà cồn cháy. Sự cháy xảy ra ở quanh từng hạt thuốc tím nên trông như sao sa.

+ Chú ý:
- Ko nên rắc các hạt thuốc tím vào dd quá nhiều ngay một lúc, vì phản ứng quá mạnh, sôi lên và làm đục hỗn hợp nên các tia sáng loé ra trông không rõ, hơn nữa phản ứng lại mau kết thúc, người xem ko quan sát được nhiều.

- Có thể biểu diễn thí nghiệm này trong ống đong 100ml hoặc cốc thủy tinh nhỏ loại 50ml. Mỗi dd lấy 15ml. Khi có đông người xem cần dùng ống đong loại to để mọi người quan sát được rõ.

Thử xem, thú vị lắm đấy!!! Chúc các bạn thành công nha!!!

echxanh
Hóa chất hỗn tạp
Hóa chất hỗn tạp

Tổng số bài gửi : 4
Điểm tích lũy : 48050
Reputation : 0
Join date : 09/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Thí nghiệm vui! Empty Re: Thí nghiệm vui!

Bài gửi by echxanh Mon Feb 21, 2011 12:13 pm

Làm pin thật đơn giản

Nếu bạn có 2 miếng kim loại, 1 bằng đồng và 1 bằng sắt chẳng hạn. Bạn hãy đem rửa xà phòng cho sạch. Lót vào giữa chúng bằng 1 tờ giấy rồi bạn đưa lưỡi nếm thử (yên tâm đi, ko chết người đâu mà sợ ). Lập tức bạn cảm nhận được vị đặc biệt của kim loại. Thực ra đó là 1 cái pin, 1 kim loại là cực dương, 1 kim loại là cực âm còn nước bọt lại chính là chất điện ly .

Có thể chế tạo được 1 chiếc pin giống như ông Volta đã làm cách đây hàng thế kỷ.

Tìm những miếng giấy nhôm trong hộp sữa bột hoặc gói kẹo v.v..., rửa sạch rồi vuốt cho thẳng. Tìm những lá đồng mỏng cũng làm tương tự. Cắt các tấm kim loại này bằng nhau 3 * 5 cm, sau đó xếp chồng lên nhau theo thứ tự: giấy thường/ giấy nhôm/ lá đồng/ giấy thường/.../giấy nhôm/ lá đồng. Cuối cùng thành 1 tập trên cùng là giấy và cuối cùng là đồng (càng nhiều lớp thì điên áp càng cao). Lớp trên cùng và dưới cùng được tiếp xúc với dây đồng để dẫn điện ra ngoài. Sau cùng lấy băng dính hoặc 1 băng P.E chiều ngang độ 1 cm quấn chặt cả khối lại. Thả cục pin này vào nước muối, sau vài phút thì xuất hiện dòng điện trên 2 cực.

Cường độ dòng điện quá nhỏ, rất khó đo. Để chứng minh dòng điện xuất hiện bằng cách nhỏ vài giọt chỉ thị phenolphtalein và một chén nước muối, nhúng 2 đầu cực của cục pin này vào. Một lúc sau thấy chén nước muối có màu hồng. Nước muối bị điện phân tạo thành NaOH làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

Chế tạo 1 chiếc pin cực nhỏ bằng chiếc bút chì như sau: Lấy 1 chiếc bút chì, loại bỏ lớp gỗ để chỉ dùng đoạn ruột chì làm trụ. Tìm 1 chiếc pin cũ tháo lấy lớp mangan oxit (bột đen bao quanh lõi chì) nghiền cho nhỏ, trộn ít keo và bọc vào lõi bút chì (tương tự như que hương). Ngoài cùng cũng quấn bằng giấy nhôm vài lớp rồi lấy chỉ quấn xung quanh. 1 chiếc pin cực nhỏ đã hoàn thành. Cách chứng minh có dòng điện như trên.

Làm pin thật đơn giản phải ko, chỉ cân 1 vài nguyên liệu là xong thui. Chúc các bạn thành công.

Tự làm bão tuyết

Chúng ta ở trong nước chẳng bao giờ thấy bão tuyết. Muốn hình dung ra bão tuyết ra sao, bạn có thể làm thí nghiệm như sau.

Làm 1 hộp gỗ mỏng hoặc bằng bìa cactông cứng có kích thước khoảng: dài 50cm, rộng 40cm, cao 10cm. Hộp ko có nắp và chỉ có 3 mặt bên. Giữa đáy hộp ta khoét 1 lỗ nhỏ vừa 1 chén sứ. Xung quanh chén sứ cắn những cành phi lao nhỏ để làm 1 vườn cây. Cho vào chén sứ khoảng 15-20 g axit benzoic. Dùng chuông thủy tinh hoặc bể nuôi cá vàng bằng thủy tinh úp lên "vườn cây" trên. Đốt nóng chén sứ, axit benzoic sẽ nóng chảy, sau đó bay hơi mù mịt như lúc đang bão tuyết, rồi "tuyết" sẽ phủ trắng xóa "vườn cây" của bạn như cảnh mùa đông ở vùng ôn đới vậy.
Bạn có thể giữ lại vườn cây này làm cây cảnh trang trí trong nhà.

Giải thích : Axit benzoic (CTCT tự viết) là chất rắn, nóng chảy ở 121,5 độ C, rất dễ bay hơi. Hơi axit khi nguội đe sẽ ngưng lại trên canhg cây thành chất rắn xốp, trắng trông giống hệt tuyết.

echxanh
Hóa chất hỗn tạp
Hóa chất hỗn tạp

Tổng số bài gửi : 4
Điểm tích lũy : 48050
Reputation : 0
Join date : 09/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết